Mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp: Một bước đổi mới  phương thức hoạt động của Hội

Thứ tư - 30/09/2020 21:54
           Ngay từ đầu năm 2020, HND huyện Đồng Xuân chỉ đạo cấp cơ sở Hội đẩy mạnh thành lập các chi, tổ Hội ND nghề nghiệp. Xác định việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp là vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội trong tình hình hiện nay theo phương châm hướng về cơ sở, vì nông dân; tạo sự gắn kết giữa xây dựng tổ chức Hội vững mạnh với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới; tạo nền tảng tiền đề phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. 

         Ngày 28/9/2020, HND xã Xuân Quang 2 – huyện Đồng Xuân tổ chức Lễ ra mắt chi Hội sản xuất lạc và tổ Hội chăn nuôi bò. Tham dự Lễ ra mắt có đồng chí Nguyễn Văn Kim - Chủ tịch Hội Nông dân huyện, cùng các đồng chí Thường trực Đảng ủy, lãnh đạo UBND xã, Thường trực HND xã Xuân Quang 2.
Chi Hội sản xuất lạc ở xã Xuân Quang 2

            Chi Hội ND nghề nghiệp sản xuất lạc: với 33 thành viên, do ông Đặng Quốc Quang – Chi Hội trưởng ND thôn Phước Huệ làm chi Hội trưởng. Chi Hội sản xuất lạc được thành lập trên cơ sở của mô hình sản xuất lạc đạt chuẩn VietGAP thuộc dự án Xây dựng chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của vùng sản xuất lạc thích ứng biến đổi khí hậu (Bình Định, Phú Yên và Quảng Trị) nhằm cải thiện sinh kế cho phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số”.

           Chi Hội trưởng ND Đặng Quốc Quang cho biết: Tham gia chi Hội nghề nghiệp sản xuất lạc, nông dân được trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ, thị trường, giá cả, thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống; phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, phòng trừ dịch, bệnh, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, về sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, 33 thành viên tham gia chi Hội còn được hỗ trợ tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật, hỗ trợ thêm giải pháp sử dụng chế phẩm sinh học và phân hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm lạc  đạt chuẩn VietGAP (được dự án hỗ trợ sử dụng chế phẩm sinh học và phân hữu cơ để xây dựng mô hình trình diễn với diện tích 10 ha, thực hiện trong 02 vụ Đông - Xuân 2019-2020 và vụ Đông - Xuân 2020-2021 với số tiền 64.500.000 đồng; UBND huyện hỗ trợ hơn 20.000.000 đồng để mua giống, vật tư). Đã được Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 thẩm định và cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), chứng nhận có giá trị từ ngày 11/5/2020 đến ngày 11/5/2023. Ngoài ra, dự án còn ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTXNN xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân ổn định đầu ra cho bà con nông dân, định hướng cho nông dân tham gia liên kết sản xuất lạc theo chuỗi gắn với bao tiêu và chế biến dầu lạc.
Tổ Hội chăn nuôi bò ở xã Xuân Quang 2

        Tổ Hội nghề nghiệp chăn nuôi bò: với 17 thành viên, do ông Lê Văn Bê – Chi Hội trưởng nông dân thôn Triêm Đức làm Tổ trưởng. Tổ được thành lập với mục đích tập hợp, gắn bó những hội viên có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho bò, lai tạo giống bò mới cho năng suất và chất lượng cao…

       Tại Lễ ra mắt, chi, tổ Hội nghề nghiệp đã thống nhất thông qua quy chế và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Phát biểu tại Lễ ra mắt, đồng chí Nguyễn Văn Kim - Chủ tịch HND huyện biểu dương sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương nói chung và HND xã Xuân Quang 2 nói riêng trong việc triển khai thành lập chi, tổ Hội nghề nghiệp, đây cũng là chi Hội nghề nghiệp đầu tiên ở huyện được thành lập theo Đề án xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp do TW Hội triển khai, nhằm góp phần đổi mới, đa dạng hóa mô hình tổ chức Hội ở cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả. 

         Trong thời gian tới, đồng chí yêu cầu cấp cơ sở Hội tập trung khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lựa chọn, phát huy thế mạnh ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của địa phương để xây dựng chi tổ Hội ND nghề nghiệp phù hợp, đảm bảo theo nguyên tắc: 5 cùng và 5 tự. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên ND về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng chi, tổ Hội ND nghề nghiệp vì mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại; xây dựng các chi, tổ Hội ND nghề nghiệp vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động sẽ phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, cần chủ động và tăng cường tham mưu với các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, các đoàn thể để khai thác thêm nguồn lực hỗ trợ các chi, tổ Hội ND nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả. 

        Qua đó, triển khai các hoạt động của Hội, kết nạp hội viên, xây dựng và củng cố tổ chức Hội, mở rộng và khẳng định vị trí, vai trò, uy tín, ảnh hưởng của Hội ND các cấp.
                                                                     Cao Thiện – HND huyện


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thư viện hình ảnh
iconlichcontac
nong san PY
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,640
  • Tháng hiện tại43,259
  • Tổng lượt truy cập740,992
lienhe
hoi dap
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây