A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phú Yên tập trung bảo tồn, khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới

Với mục đích cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện hoàn thành mục tiêu khôi phục phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021-2025; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2025.

 

Nghề đan lát thủ công bằng tay ở Vinh Ba. Ảnh: Sưu tầm

Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch là được có thẩm quyền công nhận mới: 02 làng nghề truyền thống và 03 nghề truyền thống; củng cố, phát triển một số mô hình quản lý làng nghề phù hợp với tình hình mới, hoạt động đạt hiệu quả; xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển làng nghề gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Để kế hoạch được triển khai thực hiện có hiệu quả, UBND tỉnh đề ra một số nội dung cần triển khai thực hiện là tăng cường tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, truyền nghề các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về câu chuyện làng nghề, sản phẩm đặc sắc của làng nghề, các hoạt động văn hóa của cộng đồng; công khai các văn bản liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên trang thông tin điện tử, website các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.

Tập trung khôi phục và bảo tồn nghề truyền thống, làng nghề truyền thống như: Làng nghề bánh tráng Long Bình (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân); làng nghề đan đát Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân); làng nghề đan đát Vinh Ba (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hoà),... Tập trung hỗ trợ khôi phục và bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đã bị mai một, có nguy cơ thất truyền như: Nghề gốm truyền thống thôn Quảng Đức (xã An Thạch, huyện Tuy An); nghề làm bún bắp truyền thống (xã An Dân, huyện Tuy An), nghề làm nước mắm truyền thống Gành đỏ (phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu), nghề làm nước mắm truyền thống Mỹ Quang (xã An Mỹ, huyện Tuy An), nghề dệt thổ cẩm truyền thống thôn Xí Thoại (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân),…. Xây dựng mô hình phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống theo các mô hình như: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển mẫu mã, chất lượng, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề truyền thống ổn định, từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và phát triển thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tham gia thực hiện Chương trình OCOP và Chương trình du lịch nông thôn theo hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Hỗ trợ các dự án ngành nghề nông thôn và ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng câu chuyện, quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Đào tạo, nâng cao năng lực thợ giỏi, thợ lành nghề và nguồn nhân lực phục vụ phát triển nghề. Rà soát, xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, bảo đảm dành quỹ đất cho phát triển làng nghề, cho các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất phù hợp. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với làng nghề…

Để triển khai thực hiện tốt kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, theo chức năng nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch khôi phục, phát triển ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề năm 2025. Chủ động cân đối, bố trí đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch năm 2025 đúng quy định. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả đối với kinh phí được hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác đào tạo tay nghề tại các làng nghề, các địa phương có nghề mang bản sắc văn hóa dân tộc. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, thời gian đào tạo, phù hợp với từng loại đối tượng, từng nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho phòng chuyên môn chủ trì, hướng dẫn UBND cấp xã rà soát tình hình phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống xây dựng dự án hoặc đề án, kế hoạch, mô hình về bảo tồn và phát triển làng nghề. Hoàn thiện hồ sơ công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trình UBND tỉnh tổ chức xem xét công nhận. Đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hướng dẫn các làng nghề, làng nghề truyền thống chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hướng dẫn các làng nghề đăng ký nhu cầu học nghề, các cơ sở ngành nghề nông thôn lập dự án, rà soát tình hình phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống tại địa phương xây dựng dự án báo cáo UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Tác giả: Trang TTĐT Tỉnh ủy Phú Yên

Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật