MÔ HÌNH NUÔI ỐC BƯU ĐEN MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO GẮN VỚI THÀNH LẬP TỔ HỘI NÔNG DÂN NGHỀ NGHIỆP

Thứ ba - 19/09/2023 03:14
Ốc bươu đen hay còn có tên gọi khác là ốc nhồi, là đối tượng không còn xa lạ với người dân chúng ta. Trước đây trong tự nhiện thường được bắt gặp ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng; tuy nhiên hiện nay do khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm, bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật nên lượng ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều. Với kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp, không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc và đầu ra thị trường rộng lớn là một trong những ưu điểm của mô hình này.
Nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu của người dân, lại mạnh dạn tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi mới, nhận thấy mô hình nuôi ốc bươu đen có nhiều tiềm năng, gia đình anh Đỗ Duy Phong ở xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân đã trở thành hộ chăn nuôi tiên phong trong lĩnh vực nuôi ốc bươu đen trên địa bàn xã.
Năm 2022, anh Phong quyết định thử nghiệm mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm và tự nhân giống ốc với quy mô hơn 300m² diện tích ao xi măng và ao bạc trong đó hơn 100m² diện tích ao nuôi ốc sinh sản và 200m² diện tích ao nuôi ốc thương phẩm.
Từ 25.000 con ốc bươu giống mua về gây nuôi, đến nay anh Phong đã nhân giống thành công tới hàng vạn con ốc giống. Ở thời gian đầu mới nuôi, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong khâu chăm sóc nên vào mùa đông ốc bị chết đáng kể. Nhưng sau đó, với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác, để tỷ lệ ốc con nở đạt cao hơn, anh Phong thu trứng ốc đẻ ngoài ao để vào thùng ấp, tạo độ ẩm thích hợp giống như bên ngoài thiên nhiên và thành công khi cho trứng ốc nở theo ý muốn. Khi ốc đã nở đạt yêu cầu, anh đem thả xuống bèo, rồi nuôi dưỡng khoảng vài tuần, sau đó ốc tự bò ra ngoài ao tìm thức ăn sinh sống nên cách nuôi ốc từ con nhỏ như vậy tỷ lệ ốc sống đạt trên 90%. 
Anh Phong chia sẻ: “Để nuôi ốc hiệu quả cần duy trì mực nước khoảng 40cm-1m và đảm bảo nguồn nước sạch, ngoài ra phải duy trì 2/3 mặt nước là bèo tây để làm mát và lọc nước. Đồng thời, che thêm lưới để tránh nắng nóng và giảm thiệt hại do mưa, vì mưa mang theo một lượng axít, khiến pH nước ao giảm, làm ốc chết.
Loài vật này có nhiều ưu điểm như sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi tốt. Bởi vậy nên ốc không mấy khi bị bệnh, thi thoảng mắc các bệnh về sưng vòi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nguồn thức ăn cho ốc thương phẩm khá rẻ và có thể tận dụng thức ăn thừa trong nhà, chủ yếu là: bèo tấm, bèo cái, mướp, bầu, bí, đu đủ, lá sắn,… Riêng đối với các loại củ, quả, để tránh thức ăn chìm xuống nước phân hủy, anh Phong thường gọt vỏ, thái lát mỏng để thức ăn nổi trên mặt nước cho ốc bám vào ăn. Đáng chú ý, ốc gia đình anh chủ yếu ăn thức ăn xanh nên thịt ốc khá dài, giòn ngon.
Đầu tháng tháng 8 vừa qua, gia đình anh đã bán ốc thương phẩm khoảng 550kg, bán lẻ với giá 80.000-90.000 đồng/kg, ốc cỡ 30-40 con/kg; ốc con giống từ 2-4 tuần tuổi anh bán giá 300-500 đồng/con. Đến nay, gia đình anh đã xuất bàn gần 80.000 con ốc giống, cho thu nhập bước đầu khá ổn định. Dự kiến đến cuối năm 2023, gia đình anh sẽ thu được khoảng 50.000 con giống, 500kg ốc thương phẩm, lợi nhuận thu được khá lớn.
Không chỉ đem lai thu nhập cho gia đình, anh Phong còn cung cấp giống và tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách làm ao, hồ, sử dụng nguồn nước, khử trùng… cho nhiều hộ nông dân khác ở trong và ngoài địa phương.
Anh Đỗ Duy Phong bên mô hình nuôi ốc bươu đen
Anh Lê Xuân Sang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Long cho biết: “Hiện nay, ốc bươu đen là món ăn nhiều dinh dưỡng được người dân ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều chi phí và là hướng đi bền vững giúp người dân làm giàu trên mảnh đất quê hương. Mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình anh Đỗ Duy Phong cho thu nhập khá cao. Thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình anh Phong đã mở ra hướng đi mới cho người dân trong việc đa dạng hóa vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, mô hình này cần được xem xét và nhân rộng nhằm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương”.
Qua đó, để thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 05-CTr/HNDH, ngày 15/10/2019 của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Đồng Xuân về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 05/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp và Hướng dẫn số 14-HD/HNDH, ngày 20/8/2020 của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện về quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Hội Nông dân xã Xuân Long đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tập hợp, gắn bó hội viên nông dân có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Trên cơ sở đó, Hội đã vận động và hướng dẫn thành lập tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi ốc bươu đen, với 5 thành viên tham gia, trong đó anh Đỗ Duy Phong được bầu làm tổ trưởng. Việc thành lập tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi ốc bươu đen đã giúp các hội viên có điều kiện sinh hoạt chung với nhau, cùng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi ốc bươu đen từ đó cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế của hội viên nông dân, góp phần xây dựng Tổ hội ngày càng vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng thu nhập góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.

 
Lễ ra mắt tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi ốc bươu đen xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân
THANH TRÚC
Hội Nông dân xã Xuân Long






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thư viện hình ảnh
iconlichcontac
nong san PY
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,302
  • Tháng hiện tại54,868
  • Tổng lượt truy cập835,548
lienhe
hoi dap
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây