Một số giải pháp xây dựng mô hình nông dân kiểu mẫu

Chủ nhật - 28/06/2020 05:28
      Trong thư gửi cho điền chủ và nông gia Việt Nam ngày 11/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. 
      Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giai cấp nông dân, lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn, tại Hội nghị lần thứ 7 (khóa X) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết nêu rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giai cấp nông dân, lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn, tại Hội nghị lần thứ 7 (khóa X) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị
Làng rau Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa
quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và  Chương trình xây dựng nông thôn mới,  Nghị quyết nêu rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững”; “giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân”.
      Và trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của giai cấp nông dân và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài và làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có bước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa; phấn đấu thực hiện mục tiêu “xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại”.
      Vậy, hiểu thế nào là nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại?
      Xuất phát từ thực tiễn và lý luận thì: Nông nghiệp thịnh vượng là nền nông nghiệp phải hướng đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững, thông minh, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển toàn diện, theo quy hoạch, phát huy được lợi thế so sánh của các vùng miền, tổ chức sản xuất phù hợp, theo chuỗi giá trị, có năng suất chất lượng gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường.
      Nông dân giàu có tức là người nông dân phải có nhân cách tốt, đời sống kinh tế ổn định, thu nhập ngày càng cao, có tích lũy, chăm lo sức khỏe, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, có gia đình hạnh phúc, có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí làm chủ, trách nhiệm công dân, biết giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, hợp tác, giúp đỡ nhau, có trình độ học vấn và kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến.
      Nông thôn văn minh, hiện đại nghĩa là phải đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Chính phủ, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại, phù hợp với kiến trúc, nét văn hóa của cộng đồng dân cư và mỗi dân tộc, cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân ổn định, từng bước nâng cao, người dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau, an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, bản sắc văn hóa được giữ gìn.
      Trong các phạm trù trên chúng ta đều thấy nó hướng tới một tiêu chuẩn mới trong việc xây dựng nông thôn mới đó là “nông thôn mới kiểu mẫu” (Quyết định số 691/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020) và đây cũng là phương hướng, nhiệm vụ mà các cấp Hội triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018-2023. 
      Là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho giai cấp nông dân, được xác định là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, để xây dựng được mô hình Gia đình nông dân kiểu mẫu các cấp Hội cần tập trung một số giải pháp sau:
      Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân học tập, nâng cao kiến thức về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập. Trọng tâm là tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất nông nghiệp để nông nghiệp, nông dân sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần tri thức hóa nông dân. Các cấp Hội cần phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng xây dựng các vùng sản xuất nông sản
Nông dân làm dịch vụ, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu
(Thôn Vinh Ba, Xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa)
hàng hóa, môi trường, ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, triển khai áp dụng nhiều mô hình sản xuất mới vào đồng ruộng nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất.      
      Hai là, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, chú trọng nông dân là chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản hàng hóa có lợi thế so sánh. Dạy nghề cần theo hướng “khởi nghiệp” để người dân lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng được cơ chế thị trường hiện nay. Khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh giỏi thành lập các mô hình tổ liên kết, hợp tác xã, mô hình công ty tư nhân. 
      Ba là, hướng các hoạt động của Hội vào xây dựng người nông dân có văn hóa, có lối sống cá nhân, lối sống gia đình, cộng đồng nông thôn “chân-thiện-mỹ”. Trong đó tập trung tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, nông dân xây dựng lối sống lành mạnh, có lòng yêu nước, có tinh thần tự lực, tự cường, có ý thức trách nhiệm tập thể, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, cần kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương pháp luật, quy ước cộng đồng, lao động chăm chỉ, sáng tạo, trung thực trong giao thương và hợp tác sản xuất; có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau vì mục tiêu ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
      Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân hưởng ứng phong trào “Phòng, chống rác thải nhựa”, “Phong trào sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phóng chống thiên tai, quản lý tài nguyên  và bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất, xử lý chất thải sinh hoạt ở địa bàn nông thôn.
      Năm là, phát huy vai trò của tổ chức Hội tham gia giám sát và phản biện xã hội trong mọi lĩnh vực để nâng cao hơn nữa quyền và lợi ích của hội viên nông dân.
Lê Đủ - TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thư viện hình ảnh
iconlichcontac
nong san PY
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,640
  • Tháng hiện tại43,307
  • Tổng lượt truy cập741,040
lienhe
hoi dap
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây